Ngày đăng: 14/09/2023
Hiện nay lĩnh vực vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách đường dài nói riêng đang tiềm ẫn rất nhiều nguy cơ cần phải được xử lý triệt để. Hiện nay theo luật giao thông đường bộ Việt Nam có 5 loại mô hình vận tải hành khách số liệu tính đến đầu năm 2023
Qua đó cho thấy mô hình kinh doanh xe hợp đồng hiện nay đang chiếm vai trò chủ đạo chiếm đến 70%. Điều này chứng tỏ tỷ trọng vận tải đang có nhiều bất cập việc xe hợp đồng trá hình tuyến cố định và chạy như tuyến cố định đang là khe hở lớn cần phải được khắc phục nếu không tình trạng phá vỡ luồng tuyến, Xe tuyến cố định bỏ bến .. ngày càng nhiều Chủ trương đẩy Bến xe ra khỏi trung tâm thành phố đang trở thành một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho xe hợp đồng phát triển ngày một nhiều hơn. Do hành lang pháp lý giành cho xe hợp đồng hiện nay cởi mở hơn so với các mô hình khác với những lợi thế đơn vị vận tải xe hợp đồng có thể chủ động quyết định giá cước vận tải, Chủ động lên lộ trình vận tải theo yêu cầu của khách hàng ... trong khi tuyến cố định mỗi khi thay đổi giá thủ tục phức tạp và các rào cản cơ chế gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra chính những lợi thế pháp lý của xe hợp đồng thoải mái hơn nên đang thúc đẩy cả loại hình xe cá nhân không được phép kinh doanh vận tải vẫn tham gia kinh doanh vận tải như các mô hình xe ghép xe tiện chuyến … làm mất an toàn giao thông và thất thu thuế lớn cho nhà nước.
Về mặt pháp lý cần phải cởi trói cho mô hình tuyến cố định để có thể cạnh tranh sòng phẳng với xe hợp đồng về mặt giá cả phải để doanh nghiệp vận tải chủ động quyết trên cơ sở của kinh tế thị trường… Ngoài ra lĩnh vực xe hợp đồng cần phải bổ sung các điều kiện như Cự ly vận chuyển để không làm ảnh hưởng tới taxi, Số chỗ ngồi của xe hợp đồng cần phải xác định từ 16 chỗ trở lên.
Hành lang pháp lý cho chặt chẽ bao nhiêu thì việc thực thi và giám sát thực hiện vẫn là những trở gại vô cùng lớn. Trong khi các doanh nghiệp vận tải đang thực hiện việc đặt vé, đặt hợp đồng online thì các cơ quan chức năng lại kiểm tra giám sát bằng thủ công thì không thể đủ nguồn lực thực hiện việc giám sát.
Nghị định 10 có qui định việc hình thành hợp đồng phải được thực hiện trước khi xe lăn bánh và gửi đến các sở giao thông để hậu kiểm. Điều này xét trên phương diện lý tưởng thì có thể hiểu được nhưng trong thực tế triển khai các sở giao thông không thể đủ nguồn lực để kiểm soát xử lý xe hợp đồng không gửi báo cáo, chưa kể đến việc gửi theo con đường Email đến các sở sẽ dẫn đền quá tải và Email không thể chứa được… Chính vì vậy việc gửi hợp đồng trước mỗi chuyến đi về sở giao thông đang là vấn đề hết sức hình thức.
Muốn triển khai kiểm soát cần phải ứng dụng công nghệ vào việc thu thập và giám sát thông tin như sau: Bộ giao thông cần có một cơ sở dữ liệu chung cung cấp nền tảng công nghệ để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đẩy hợp đồng điện tử hoặc lệnh vận chuyển điện tử lên cổng thông tin chung dưới hình thức Open API. Các cơ quan chức năng như Bến Xe, Cảnh sát giao thông, thanh tra, Tổng cục thuế sẽ phối hợp truy xuất dữ liệu từ nguồn dữ liệu chung để có thể kiểm tra giám sát các hoạt động. Có như vậy thì tình trạng xe chạy không phép, mới bị xử lý triệt để.
Việc xây dựng một giải pháp Quản lý hợp đồng điện tử và lệnh vận chuyển điện tử tập trung cần phải được thực thi sớm để tránh thất thoát thuế của nhà nước và đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.