Ngày đăng: 15/01/2018
PV: Xin Thứ trưởng cho biết thực trạng vận tải nước ta hiện nay, những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành thời gian tới về tái cơ cấu vận tải?
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ
Thứ trưởng Lê Đình Thọ: Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành GTVT đã có bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển mọi mặt của đất nước. Tuy nhiên, so với nhu cầu, GTVT nước ta nói chung và lĩnh vực vận tải nói riêng vẫn còn những hạn chế như: Cơ cấu phát triển các phương thức vận tải chưa hợp lý, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của từng phương thức vận tải, kết nối giữa các phương thức vận tải còn yếu, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế…
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, Bộ GTVT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 (Quyết định số 1210/QĐ- TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó tập trung tái cơ cấu 4 lĩnh vực trụ cột, đó là tái cơ cấu, đổi mới thể chế, chính sách phát triển GTVT, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu vận tải.
Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu vận tải, Bộ GTVT đã phê duyệt các đề án tái cơ cấu lĩnh vực vận tải cho từng lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và hàng không giai đoạn đến năm 2020 với định hướng phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, tăng thị phần vận tải đường sắt, đường biển và đường thủy nội địa, đặc biệt trên các hành lang vận tải chính, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, xây dựng thể chế, chính sách để phát triển vận tải đa phương thức, logistics và kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, cụ thể:
Đối với đường bộ: Phát huy lợi thế của vận tải đường bộ trong gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình; giảm thị phần vận tải đường bộ liên tỉnh, chia sẻ thị phần cho các phương thức vận tải khác; ưu tiên phương tiện vận tải công cộng, phương tiện thân thiện với môi trường.
Đối với đường sắt: Chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa đường dài hoặc trung bình, khối lượng lớn; vận tải hành khách đường dài, hành khách liên tỉnh và vận tải hành khách công cộng đô thị tại các thành phố lớn; tăng thị phần đảm nhận của vận tải đường sắt trên các hành lang vận tải chủ yếu.
Đối với đường thủy nội địa: Chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, xi măng, phân bón, thép…) với chi phí thấp, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; tăng thị phần đảm nhận của vận tải đường thủy nội địa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, vận tải pha sông biển.
Đối với hàng hải: Chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng hóa viễn dương, các tuyến ven biển, nhất là vận tải Bắc - Nam, vận tải than nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt
điện, vận chuyển dầu thô phục vụ các nhà máy lọc hóa dầu; nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lên 25 - 30%; phát triển tuyến vận tải hành khách ven biển, hải đảo; chú trọng đầu tư đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia và đầu mối logistics ở khu vực, phát triển kết cấu hạ tầng hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics.
Đối với hàng không: Chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách đường dài, quốc tế và hàng hóa có giá trị kinh tế cao; phát triển vận tải hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới; tăng thị phần vận tải hành khách quốc tế.
PV: Hiện nay, vận tải đường bộ đang chiếm thị phần lớn, tuy nhiên lĩnh vực này đang gặp nhiều sức ép, trong khi các loại hình vận tải khác chưa khai thác hết tiềm năng, để tháo gỡ khó khăn nhằm giảm tải cho vận tải đường bộ thì Ngành sẽ có những giải pháp gì, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Lê Đình Thọ: Trước sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực vận tải đường bộ, số lượng đơn vị, phương tiện và lao động trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao, trong khi quan điểm, mục tiêu, các phương pháp, cách thức quản lý chưa có sự thay đổi một cách căn bản tương ứng với tốc độ phát triển của lĩnh vực này, từ đó đã làm nảy sinh nhiều tồn tại trong hoạt động vận tải, làm giảm hiệu quả đóng góp, tăng chi phí xã hội. Sự phát triển quá "nóng" của vận tải đường bộ trong thời gian qua đã phát sinh nhiều hệ quả như: Mất cân đối giữa các phương thức vận tải (vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm trên 70% và vận tải hành khách chiếm trên 90% khối lượng vận chuyển toàn Ngành). Bên cạnh đó, xuất hiện vấn nạn xe chở quá tải trọng cho phép, gây hư hỏng hệ thống kết cấu hạ tầng và mất ATGT; giá cước vận tải đường bộ không đúng với giá thành do chở quá tải…, từ đó dẫn đến việc cạnh tranh các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ gặp nhiều khó khăn trong định hướng phát triển, xây dựng phương án kinh doanh, tạo nên sự manh mún, nhỏ lẻ, tùy tiện trong hoạt động, làm giảm hiệu quả, sức cạnh tranh của từng đơn vị.
Để giải quyết những tồn tại nêu trên, Ngành đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tập trung tái cơ cấu với một số nhiệm vụ chính như sau:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng phục vụ vận tải và kinh doanh vận tải; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, lấy quản lýATGT và chất lượng dịch vụvận tải làm mục tiêu cơ bản của quản lýnhànước;
Xây dựng vàquản lýquy hoạch hệthống bến xe, bãi đỗxe, trạm dừng nghỉ, các trung tâm trung chuyển hàng hóa đáp ứng nhu cầu quản lývận tải theo hướng hiện đại; đến năm 2020 cóhệthống bến xe hoàn chỉnh, hợp lý; xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư các dịch vụ vận tải với sự hỗ trợ của nhànước như cấp đất ổn định lâu dài, thuế, vốn vay…;
Xây dựng và quản lý quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách; kiểm soát tải trọng trên toàn hệ thống và các đầu mối hàng hóa; kiểm soát tốc độ, lịch trình, chất lượng phục vụ đối với xe chở khách thông qua thiết bị giám sát hành trình;
Đẩy mạnh ứng dựng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành hoạt động vận tải. Xây dựng cơ sở dữ liệu về vận tải đường bộ; hoàn thiện Trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để tích hợp dữ liệu của toàn bộ phương tiện kinh doanh vận tải theo lộ trình quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP; tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch vận tải.
PV: Thưa Thứ trưởng, nhằm kết nối các loại hình, phát triển hài hòa các phương thức vận tải, khai thác và phát huy hiệu quả đặc biệt là phương thức vận tải khối lượng lớn, giảm giá thành, bảo vệ kết cấu hạ tầng, Ngành sẽ tổ chức thực hiện như thế nào?
Thứ trưởng Lê Đình Thọ: Để phát triển hài hòa các phương thức vận tải, phát huy hiệu quả, đặc biệt là phương thức vận tải khối lượng lớn, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, Bộ GTVT tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, gồm:
Hoàn thiện hệthống quy phạm pháp luật, cơ chếchính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải; xây dựng, điều chỉnh, bổsung các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng, vận tải đa phương thức, vận tải hàng hóa khối lượng lớn trên các hành lang chính phù hợp với thực tiễn phát triển; xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải (cảng cạn, cảng biển, cảng thủy nội địa, trạm dừng nghỉ…); tổ chức thực hiện cóhiệu quảcác chiến lược, quy hoạch phát triển ngành GTVT, quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt; gắn kết các mục tiêu, giải pháp vàtổchức thực hiện chiến lược, giải pháp thực hiện tái cơ cấu vận tải.
Các loại hình sẽ tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức vàdịch vụ logistics; tập trung hoàn thành điều chỉnh quy hoạch phát triển trình Thủtướng Chính phủphê duyệt làm cơ sở hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn; triển khai thực hiện kêu gọi đầu tư hệ thống cảng cạn theo quy hoạch được duyệt; ưu tiên đầu tư các cảng cạn là các đầu mối tổ chức vận tải đa phương thức vàcung cấp dịch vụ logistics, kết nối các phương thức vận tải.
Ngành sẽ nghiên cứu, xây dựng các trung tâm logistics hàng không gắn liền với Cảng Hàng không quốc tếNội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, các khu dịch vụ logistics sau cảng tại các cảng cửa ngõ quốc tếVũng Tàu (Cái Mép - ThịVải) vàHải Phòng (Lạch Huyện); cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các ga đường sắt đầu mối hàng hóa tại HàNội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng...; triển khai đầu tư xây dựng cảng container Phù Đổng nhằm phát triển vận tải container đường thủy nội địa từ cảng Hải Phòng về các địa phương khu vực phía Bắc; tăng cường đẩy mạnh phát triển vận tải container thông qua việc nâng cấp, đầu tư trang thiết bị bốc xếp container tại các cảng đầu cuối, phát triển phương tiện vận tải chuyên dụng; tập trung giải quyết dứt điểm các nút thắt, các điểm tắc nghẽn trên các tuyến đường thủy nội địa huyết mạch như các cầu có tĩnh không thấp, các đoạn tuyến sông chính cần xây dựng, mở rộng để tăng tốc độ lưu thông phương tiện…
Chúng ta cần khuyến khích, tạo thuận lợi các doanh nghiệp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển lớn chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường bộ để cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức và các dịch vụ logistics trọn gói; nâng cao năng lực của các doanh nghiệp đường sắt, đường thủy nội địa trong việc đầu tư phương tiện và cung cấp các dịch vụvận tải, kho bãi, giao nhận container; khuyến khích các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng sử dụng sàn giao dịch vận tải; tiếp tục tăng cường hoạt động của tuyến vận tải sông pha biển; khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình cótính trọng yếu đểtạo sựđột phátrong phát triển vận tải vàthực hiện tái cơ cấu vận tải.
Một trong những giải pháp quan trọng là cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ, tăng cường kiểm soát tải trọng tại các ga, cảng, kho bãi... bốc xếp hàng hóa; tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm khai thác hiệu quả các cảng cửa ngõ quốc tế khu vực Cái Mép - Thị Vải; triển khai các dựán đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạtầng quan trọng làm nền tảng cho tái cơ cấu vận tải như: Cảng Lạch Huyện, kênh Quan Chánh Bố, kênh Chợ Gạo; tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; nâng cấp hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam, ưu tiên các đoạn Hà Nội - Vinh, TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang; tiếp tục đầu tư để đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn; xây dựng các tuyến đường sắt kết nối với các cảng Lạch Huyện, Nghi Sơn, Thị Vải…; đầu tư nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng UTGT; sớm hoàn thành, trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt dự án khả thi xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Bên cạnh đó, Ngành sẽ xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư các dịch vụ vận tải với sự hỗ trợ của Nhà nước về cấp đất, ưu đãi thuế, vốn vay...; triển khai thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt và có hiệu quả các đề án xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đã được phê duyệt; đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; thu hút mạnh các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư hoặc liên doanh, liên kết đầu tư hạtầng, phương tiện và khai thác, kinh doanh vận tải đường sắt; kêu gọi xã hội hóa đầu tư nâng cấp cải tạo kho, bãi hàng, đầu tư thiết bị xếp dỡ... tại các ga đường sắt.
Toàn Ngành cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động vận tải của các phương thức, thống kê số liệu vận tải; các phần mềm quản lý hoạt động vận tải, quản lý phương tiện, quản lý hoạt động của sàn giao dịch vận tải..., đảm bảo đồng bộ thống nhất, kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị kinh doanh vận tải trong toàn quốc. Đồng thời, các đơn vị cần đổi mới phương tiện vận tải nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm quản lý phát triển giao thông đô thị ở các thành phố lớn; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các loại hình vận tải nhanh, khối lượng lớn; hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực vận tải.
Về yếu tố con người, cần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Cập nhật, cải tiến nội dung chương trình đào tạo về vận tải, logistics, áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến theo hướng đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, tăng thời gian đào tạo thực hành; nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, kiểm soát viên không lưu, sĩ quan, thuyền viên hàng hải; tăng cường phối hợp và gắn kết giữa đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo nhân lực có kiến thức và kỹ năng sát với nhu cầu thực tế công việc và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.
Về cải cách thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện Kế hoạch thủ tục hành chính hàng năm của Bộ GTVT, trong đó tiếp tục thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính nội bộ, đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm thực hiện đúng lộ trình đề ra.
Lực lượng chức năng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cảcác lĩnh vực, đặc biệt là thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định vềkinh doanh vàđiều kiện kinh doanh vận tải, các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các quy định về đảm bảo trật tự ATGT; xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng xe, vấn đề xe dù, bến cóc, xe dừng, đón khách dọc đường không đúng quy định, việc quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... Các đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát vàxửlývi phạm vềhoạt động vận tải trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách qua hợp đồng du lịch; sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp phù hiệu xe, cách thức nhận biết phương tiện theo đặc trưng loại hình hoạt động kinh doanh vận tải.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Nguồn: Tạp chí GTVT