Nhà xe nên làm gì để bảo vệ cho thương hiệu của mình?

Ngày đăng: 31/05/2018

Nhà xe nên làm gì để bảo vệ cho thương hiệu của mình?

Chắc chúng ta vẫn con nhớ trường hợp của cà phê Buôn Mê Thuột hay nước mắm Phú Quốc..Khi vào siêu thị ở Mỹ, không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy hàng loạt các sản phẩm mang thương hiệu của Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột hay kẹo dừa Bến Tre. Chỉ có điều đó là nước mắm Phú Quốc của Thái Lan, cà phê Buôn Mê Thuột và kẹo dừa Bến Tre của Trung Quốc. Mới đây, tỏi Lý Sơn cũng gặp khó trên thị trường bởi người tiêu dùng không nhận biết được đâu là tỏi Lý Sơn chính gốc. Thực tế, tất cả các thương hiệu và chỉ dẫn địa lý của doanh nghiệp, hiệp hội hay thậm chí là của quốc gia nếu chậm đăng ký sở hữu ở thị trường nước ngoài tiềm năng sẽ đều có nguy cơ bị mất. Kéo theo là những vụ kiện tụng kéo dài làm suy yếu khả năng cạnh tranh và phát triển thương hiệu của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
 
Bảo vệ thương hiệu cho nhà xe
Nhà xe cần phải bảo vệ thương hiệu không những offline mà cả thương hiệu trên mạng
 
Đó là chuyện của những thương hiệu có ý định vươn tầm ra thế giới nhìn lại với những thương hiệu của các nhà vận tải trong nước thì lại càng buồn hơn. Hầu như chuyện trùng tên thương hiệu của các nhà xe là nhiều không kể siết. Một phần vì các nhà xe chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ thương hiệu của mình phần còn lại là không biết đến tầm quan trọng của thương hiệu

Trả giá cho sự chậm trễ

Luật sư Lê Quang Vinh, Công ty Bross & Partners, cho biết cùng với việc đăng ký chậm trễ, còn có hai nguyên tắc nội tại của Luật Sở hữu Trí tuệ khiến thương hiệu dễ bị chiếm đoạt.
Một là nguyên tắc giới hạn quyền độc quyền theo lãnh thổ. Vì đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp, chẳng hạn như quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… bị giới hạn theo lãnh thổ. Ðiều này có nghĩa là đăng ký ở đâu thì chỉ được hưởng quyền độc quyền ở lãnh thổ đó, mà không mặc nhiên phát sinh hiệu lực ở lãnh thổ nước ngoài.
Thứ hai là nguyên tắc ai nộp đơn đăng ký trước thì được cấp trước. Hầu hết luật nhãn hiệu các nước trên thế giới (ví dụ như Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 hay Luật Nhãn hiệu Trung Quốc năm 2001) đều quy định chỉ đơn đăng ký nhãn hiệu nào được nộp sớm nhất trong số các đơn đăng ký nhãn hiệu đó thì mới được cấp đăng ký bảo hộ.
Thực tế cho thấy, thương hiệu của một doanh nghiệp (mang tính chất tài sản tư nhân) khi bị mất, thường chủ sở hữu đều có phản ứng nhanh và dứt khoát. Còn với các thương hiệu mang tính chất tài sản chung (thương hiệu quốc gia, thương hiệu các hiệp hội nghề nghiệp...) thì việc đăng ký hay bảo hộ đều xử lý chậm. Đa phần do là tài sản chung, nên việc tập hợp các doanh nghiệp để tiến hành đăng ký gặp nhiều khó khăn. Khi doanh nghiệp Việt Nam còn loay hoay với bài toán nội tại thì thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
Thương hiệu mang tính chất tài sản chung (thương hiệu quốc gia, thương hiệu các hiệp hội nghề nghiệp...) thì việc đăng ký hay bảo hộ đều xử lý chậm.
Rõ ràng, hậu quả của sự chậm trễ này sẽ dẫn đến những vụ kiện tụng kéo dài hao tốn của cải và thời gian. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng công ty ngoại có chủ trương đăng ký thương hiệu của Việt Nam với mục đích lôi kéo doanh nghiệp Việt vào các vụ kiện kéo dài, tốn kém, làm suy yếu khả năng cạnh tranh.

Bảo vệ phải chủ động

Doanh nghiệp cần phải chủ động bảo vệ thương hiệu của mình nếu muốn phát triển lâu dài đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Hiện nay tỷ lệ trùng thương hiệu trong ngành vận tải ở các địa phương khác nhau là rất cao. Hành khách chỉ nhớ đến tên thương hiệu của nhà xe.
Trong ngành vận tải hành khách liên tỉnh theo nghiên cứu của chúng tôi thì 80% lượng hành khách của doanh nghiệp là khách hàng quen và đã từng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy thương hiệu của doanh nghiệp vận tải giúp cho hành khách nhận biết về doanh nghiệp đồng thời quảng bá lan truyền cho doanh nghiệp rất hiệu quả.

Các phương pháp để doanh nghiệp vận tải chủ động bảo vệ thương hiệu của mình

1. Hình ảnh thương hiệu phải mang tính thống nhất và có nhận diện rõ ràng

Một trong những sai lầm của nhà xe là tuỳ tiện trong việc in ấn và quảng bá thương hiệu, hình ảnh màu sắc không thống nhất làm cho hành khách không nhớ nổi thương hiệu của bạn. Vì vậy chúng tôi khuyên rằng nhà xe cần phải thống nhất nhận diện thương hiệu của mình từ Logo, Hình ảnh, Màu sắc đến thông điệp cần truyền tải để hành khách dễ nhận biết và lựa chọn.

2. Tiến hành thủ tục pháp lý đăng ký bảo hộ thương hiệu

Xây dựng và thiết kế hình ảnh nhận diện rõ ràng là việc cần làm thì việc tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ là cẩn thiết giúp các doanh nghiệp vận tải không bị các đối thủ hoặc các doanh nghiệp khách sử dụng thương hiệu của mình để kinh doanh làm ảnh hưởng uy tín đến thương hiệu của mình.

3. Thương hiệu Online ngày càng trở nên quan trọng và cần bảo vệ

Ngoài việc xây dựng hình ảnh thực tế doanh nghiệp thì hiện nay với đà phát triển của công nghệ và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Số lượng người dùng internet ngày một tăng. Xu thế tìm kiếm đặt vé online qua mạng cũng ngày một tăng theo. Sẽ là sai lầm khi bạn chỉ tập trung xây dựng hình ảnh của nhà xe ở ngoài đời mà quên mất rằng hình ảnh của nhà xe trên internet thậm chí còn quan trọng hơn.
Vậy làm thế nào để có thể giữ được hình ảnh thương hiệu trên internet? Đây là câu hỏi mà không ít nhà xe khi tôi tiếp xúc đặt ra. Có rất nhiều phương pháp để một nhà xe bảo vệ thương hiệu của mình trên internet sau đây tôi xin liệt kê những việc quan trọng phải thực hiện.
Fanpage : Là một công cụ hoàn toàn Free của facebook các nhà xe có thể tự lập hoặc nếu nhà xe hợp tác cùng AN VUI sẽ được AN VUI tạo cho nhà xe một Fanpage để có thể đăng tải các thông tin và hoạt động của nhà xe để cộng đồng người sử dụng Facebook có thể tiếp cận với bạn.
Website: Rất ít nhà xe coi việc xây dựng một website mang thương hiệu riêng. Bạn thử nghĩ xem nếu một hành khách muốn đi xe của nhà xe họ sẽ lên internet tìm kiếm thương hiệu của bạn, lúc này có 2 tình huống xảy ra 1 là tìm không thấy tình huống này khách hàng sẽ chuyển sang đi tìm một nhà xe khác. Nhưng còn một tình huống nguy hiểm hơn là tìm thấy thương hiệu của bạn nhưng lại ở một trang website không phải do bạn quản lý và làm chủ! Đối với bạn vừa mất một khách hàng đồng thời thương hiệu của bạn đã được dịch chuyển sang một địa chỉ khác, nguy hiểm hơn nữa là đơn vị đó lại bán vé giả cho hành khách khi hành khách mua vé online họ chỉ biết rằng đấy là bên bạn bán và cuối cùng uy tín của bạn cũng sẽ bị mất.